Hầm cầu tự hoại hiện nay rất phổ biến và gia đình nào cũng có. Tuy nhiên, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hầm cầu thì không phải ai cũng biết. Việc nắm bắt được cấu tạo và nguyên lý hoạt động giúp bạn có thể giải quyết được những vấn đề tắc nghẽn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về hầm cầu tự hoại. Mời các bạn theo dõi!
Hầm cầu tự hoại được sử dụng rất phổ biến
Cấu tạo của hầm cầu tự hoại
Việc nắm được cấu tạo của hầm cầu tự hoạt giúp bạn có thể tự xây dựng hoặc có thể tự giải quyết các vấn đề tắc nghẽn mà không phải sử dụng đến dịch vụ hút hầm cầu. Đúng vậy, hiện nay, nhiều người khi xây dựng nhà cửa thường khoán 100% cho đội ngũ xây dựng mà không có thời gian quan sát, tìm hiểu họ xây dựng thiết kế như thế nào. Chính vì vậy mà còn có rất nhiều người không biết hầm cầu nhà mình là loại hầm cầu nào, có cấu tạo ra sao.
Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu cấu tạo của 2 loại hầm cầu phổ biến nhất hiện nay đó là hầm cầu 2 ngăn và hầm cầu 3 ngăn.
Cấu tạo của hầm cầu 2 ngăn
Hầm cầu 2 ngăn là loại hầm cầu mà đội ngũ xây dựng hoàn toàn có thể tự xây dựng được để tiết kiệm chi phí tuy nhiên nó cũng tồn tại những nhược điểm nhất đinh. Các bạn có thể tham khảo cách xây hầm cầu 2 ngăn để có thể tự mình làm cho gia đình một hầm cầu nhé.
Dưới đây là cấu tạo của hầm cầu 2 ngăn:
Giống như tên của nó, loại hầm cầu này có cấu tạo gồm 2 ngăn, đó là:
- Ngăn chứa: Ngăn này có công dụng là chứa các loại chất thải vừa được thải từ trên xuống đến khi chúng phân huỷ. Ngăn này có diện tích bằng ⅔ chiếc hầm
- Ngăn lắng: Ngăn này có công dụng là lắng chất thải sau khi chúng di chuyển từ ngăn chứa sang. Các loại chất thải rắn sẽ được lắng ở đây cho đến khi phân huỷ thành bùn và di truyền ra ngoài các đường ống công nghiệp.
- Hầm cầu 2 ngăn còn gồm các thành phần khác như: hố thấm, hệ thống thông hơi và nắp đậy được làm từ bê tông nguyên khối.
Hầm cầu 3 ngăn
Loại hầm cầu 3 ngăn hiện nay được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng bởi chúng được thiết kế thêm một ngăn lọc tiện lợi hơn rất nhiều.
Cũng giống như hầm cầu 2 ngăn, hầm cầu 3 ngăn cũng có ngăn chứa và ngăn lắng.
- Ngăn chứa: Là ngăn chứa chất thải sau khi được xả từ bồn cầu xuống và phân huỷ thành bùn ngăn này. Ngăn này chiếm ½ diện tích hầm.
- Ngăn lọc: Có diện tích là ¼ hầm và có công dụng là chứa các chất thải lơ lửng còn lại khi chúng đã phân huỷ bên ngăn chứa.
- Ngăn lắng: Có diện tích là ¼ hầm và là nơi chứa các chất thải rắn với tầng trên là lớp nước trong và di chuyển các chất thải rắn này ra ngoài.
Trên đây là cấu tạo của hầm cầu tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn cùng sự khác nhau của 2 loại hầm cầu này. Các bạn có thể tham khảo cách làm hầm cầu để quyết định sử dụng loại nào.
Nguyên lý hoạt động của hầm cầu tự hoại
Về nguyên lý hoạt động của hầm cầu:
Đầu tiên các chất thải được xả từ trên xuống sẽ chảy vào ngăn chứa. Tại ngăn chứa các chất thải sẽ được phân huỷ còn chất thải rắn sẽ lắng xuống.
Sau một thời gian, tất cả các chất thải đều sẽ được phân huỷ và tiến hành di chuyển qua ngăn lọc (đối với hầm cầu 3 ngăn) để lọc lại chất thải hoặc di chuyển thẳng qua ngăn lắng (đối với hầm cầu 2 ngăn).
Sau khi di chuyển qua ngăn lọc ở hầm cầu 3 ngăn thì chất thải sẽ được di chuyển qua ngăn lắng và chảy ra ngoài đường cống. Còn đối với hầm cầu 2 ngăn không có ngăn lọc thì chất thải di chuyển qua thẳng ngăn lắng và chảy ra ngoài đường cống.
Giữa các ngăn của hầm cầu sẽ có ống thông để các chất thải có thể dễ dàng di chuyển sang ngăn khác rồi chảy ra ngoài cống.
Ưu nhược điểm của hầm cầu tự hoại
Hầm cầu tự hoại được sử dụng phổ biến là do chúng có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, loại hầm cầu này vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất đinh mà các bạn nên biết.
- Ưu điểm: Giữ vệ sinh cho môi trường sống luôn sạch sẽ, bảo vệ môi trường xung quanh không bị ô nhiễm. Ngoài ra, với cấu tạo đơn giản và nguyên lý hoạt động dễ hiểu thì loại hầm cầu này rất dễ xây dựng, tiết kiệm được chi phí của nhiều gia đình.
- Nhược điểm: Sử dụng nhiều nước để đảm bảo dòng nước luôn dồi dào để việc lọc chất thải diễn ra nhanh chóng và triệt để nhất. Hầm cầu tự hoạt cũng dễ bị đầy hoặc tắc nếu người sử dụng thường xuyên vất các loại chất thải rắn, khó phân huỷ vào bồn cầu.
Một số lưu ý để tránh hầm cầu tự hoại bị đầy hoặc tắc
Hầm cầu tự hoại là loại hầm cầu mà các bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng trong lúc làm nhà. Chúng có ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhược điểm đó là dễ bị đầy hoặc tắc. Lúc này chắc chắn bạn sẽ phải tốn tiền và mất thời gian đặt ra câu hỏi như: hút hầm cầu bao nhiêu 1 khối hay đơn vị nào uy tín… Chính vì vậy mà để hạn chế hầm cầu tự hoại bị đầy hoặc tắc, khi sử dụng, các bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Khi đi vệ sinh nên sử dụng các loại giấy mềm dễ phân huỷ mà không phải các loại giấy cứng. Tốt nhất là dù sử dụng loại giấy gì các bạn cũng không nên vứt trực tiếp vào bồn cầu vì điều này cũng làm tăng nhanh tốc độ hầm cầu bị đầy.
- Hạn chế đổ nước xà phòng hay các chất tẩy rửa có chứa những chất hoá học. Bởi những loại hoá học này có thể giết chết các vi sinh vật hầm, điều này làm chậm tốc độ phân huỷ của các loại chất thải.
- Không đổ các loại thức ăn, nước dùng có nhiều dầu mỡ vào bồn cầu, đặc biệt là vào mùa đông vì điều này rất dễ làm tắc nghẽn bồn cầu.
- Có kế hoạch hút hầm cầu định kỳ, thông thường sẽ là từ 4 – 5 năm. Các bạn nên lưu ý vấn đề này để tránh tình trạng đầy, tắc hầm diễn ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hầm cầu tự hoại mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ sử dụng hầm cầu đúng cách để tránh tình trạng tắc, đầy xảy ra.