Kích thước hầm cầu 2 ngăn, 3 ngăn dành cho hộ gia đình sử dụng tiêu chuẩn là bao nhiêu là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm khi muốn xây dựng hệ thống vệ sinh cho ngôi nhà của mình. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn kích thước hầm cầu 2 ngăn, 3 ngăn phù hợp sử dụng cho hộ gia đình.
Khi nào nên sử dụng hầm 2 ngăn và 3 ngăn?
Hầm cầu hiện nay thường được thiết kế theo hình tròn, hình vuông với chất liệu là bê tông đúc sẵn, hầm cầu nhựa hoặc xây dựng bằng gạch. Tùy vào nhu cầu sử dụng và số lượng người trong gia đình mà hầm cầu được chia làm 2 loại đó: hầm cầu 2 ngăn và hầm cầu 3 ngăn.
Đối với kích thước hầm cầu 2 ngăn
Hầm cầu 2 ngăn hiện nay đang được khá nhiều gia đình lựa chọn sử dụng bởi loại hầm cầu này có thể tiết kiệm được nhiều không gian. Những gia đình sử dụng hầm cầu 2 ngăn chủ yếu là những gia đình ít người và ở thành phố, nơi có quỹ đất vô cùng chật hẹp. Loại hầm cầu 2 ngăn này sẽ được chôn ở dưới nền nhà và thường phải hút hầm cầu với định kỳ từ 4 – 5 năm/lần.
Hầm cầu 2 ngăn có cấu tạo như cái tên với 2 ngăn đó là ngăn chứa và ngăn lắng.Ngăn chứa có tác dụng chứa các chất thải từ trên xuống sau đó các chất thải này sẽ phân huỷ và di chuyển sang ngăn lắng. Cuối cùng là di chuyển ra ngoài cống công nghiệp.Để xem gia đình mình có phù hợp sử dụng hầm cầu 2 ngăn hay không.
Trước tiên các bạn cần xác định số lượng người sử dụng và số lượng chất thải trung bình/ngày của mỗi thành viên.Đối với hộ gia đình thì hầm cầu 2 ngăn thường có độ sâu tối thiểu từ 1m2 trở lên, độ rộng của hầm tuỳ thuộc vào địa hình thiết kế trước đó đã có trên bản vẽ.
Hầm cầu 2 ngăn được xây dựng ở dưới lòng đất dưới nền nhà nên khi không may gặp sự cố thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức để xử lý triệt để. Chính vì vậy mà trong quá trình xây dựng các bạn cần phải thực hiện một cách cẩn thận, đúng kỹ thuật và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Tránh gặp phải tính trạng hư hỏng khi mới sử dụng hay thậm chí là gây sụt lún nền nhà.
Các bạn nên xác định và nhớ rõ thể tích của hầm cầu để khi hút hầm cầu định kỳ không phải thắc mắc hút hầm cầu bao nhiêu 1 khối.
Đối với kích thước hầm cầu 3 ngăn
Hầm cầu 3 ngăn là loại hầm cầu thường được sử dụng ở những gia đình đông người sử dụng với số lượng chất thải lớn mỗi ngày.
Khác với hầm cầu 2 ngăn, hầm cầu 3 ngăn có thêm một ngăn lọc chình vì vậy mà loại hầm cầu này cũng có những ưu điểm vượt trội hơn. Tiêu biểu đó chính là có chi phí xây dựng hợp lý so với công dụng, giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh hầm cầu, đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ…
Hầm cầu 3 ngăn thường được thiết kế theo hình vuông hoặc tròn bằng bê tông nguyên khối, bằng nhựa hoặc xây dựng bằng gạch. Ngăn chứa của loại hầm cầu này chiếm ½ diện tích hầm, ½ diện tích còn lại được chia đều cho ngăn lắng và ngăn lọc.
Cũng giống như hầm cầu 2 ngăn, kích thước của hầm cầu 3 ngăn khi xây dựng được tính toán dựa trên số lượng người sử dụng thường xuyên trong một ngày, mục đích sử dụng cùng lượng chất thải trung bình/ ngày được thải ra.
Độ sâu của hầm cầu 3 ngăn tối thiểu phải là 1m2 trở lên với chiều rộng là 1m trở lên hoặc được tính toán theo số lượng người sử dụng.
Loại hầm cầu này cũng cần phải hút bùn định kỳ, thông thường sẽ là 2 – 3 năm/lần, tùy vào số lượng người và mục đích sử dụng.
Khi xây dựng hầm cầu 3 ngăn các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chiều sâu của bề không được thấp hơn 1m2
- Chiều rộng (đối với hầm hình vuông) hoặc đường kính (đối với hầm hình tròn) của hầm thấp nhất phải là 0,7m. Với bể chữ nhật thì chiều dài và chiều rộng của hầm phải có tỷ lệ là 3:1.
- Thể tích nước thải sử dụng 1 ngày của gia đình dao động từ 10m3 – 20m3/ ngày thì sử dụng hầm cầu 3 ngăn là cực kỳ hợp lý.
- Đáy hầm phải được đổ bê tông cốt thép với độ dày tối thiểu là 150mm để đảm bảo độ chắc chắn và khả năng chống thấm của hầm.
- Thành tường của hầm có thể xây bằng gạch, bê tông nguyên khối hoặc các loại vật liệu như HDPE…
Gia đình nên sử dụng hầm cầu có thể tích là bao nhiêu?
Để tránh gây lãng phí khi không may xây phải hầm cầu quá to hoặc xây hầm cầu quá nhỏ thì lại ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc xác định được thể tích trước khi tiến hành xây dựng là một trong những nguyên tắc xây hầm cầu có tác dụng rất lớn, giúp bạn tránh được hết những vấn đề trên.
Qua quá trình nghiên cứu và xây dựng, chúng tôi đã đúc kết được thể tích hầm cầu nên xây dựng dựa vào số phòng ngủ của mỗi hộ gia đình. Đầu tiên các bạn phải sở hữu cho mình một bản vẽ hầm cầu theo địa hình, diện tích xây dựng của gia đình mình. Cụ thể:
Dù là xây dựng hầm cầu hay xây dựng bất kỳ một công trình nào đều phải có bản thiết kế riêng với những ký hiệu được quy định rõ ràng. Dựa vào bản vẽ sẽ xây dựng và cho ra một sản phẩm đúng ý tưởng của mình.
Việc xác định chính xác thể tích hầm cầu theo bản vẽ giúp các bạn biết rõ được khối lượng chất thải mỗi ngày đồng thời biết rõ được khi nào cần hút hầm cầu định kỳ để hạn chế tình trạng tắc nghẽn
Ngoài sở hữu bản vẽ, các bạn cũng có thể xây dựng hầm cầu dựa theo số phòng ngủ của một gia đình. Cụ thể:
- Với gia đình có 1 – 2 phòng ngủ thì nên xây dựng hầm cầu có thể tích khoảng 2,8m đến 3,8m3
- Với gia đình có 2 – 3 phòng ngủ thì nên xây dựng hầm cầu có thể tích khoảng từ 3,8m3 – 4,5m3.
- Với gia đình có 3 – 4 phòng ngủ thì nên xây dựng hầm cầu có thể tích khoảng 4,5m3 – 5m3
- Với gia đình có 5 – 6 phòng ngủ thì nên xây dựng hầm cầu có thể tích tối thiểu là 5,7m3.
Yếu tố ảnh hưởng tới kích thước hầm cầu
Có rất nhiều gia đình không thể lắp đặt hầm cầu với kích thước mong muốn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố có thể tác động gây ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước của hầm cầu:
- Diện tích đất sử dụng của gia đình quá nhỏ khiến gia chủ không thể xây dựng một hầm cầu với kích thước mong muốn
- Số lượng thành viên trong gia đình có sự biến động sau khi xây dựng hầm cầu khiến nhu cầu sử dụng, xả nước, chất thải ít hay nhiều cũng bị thay đổi theo.
- Chi phí xây dựng bể phốt quá sức đối với một vài hộ gia đình.
- Vị trí đặt bể phốt không như ý bởi vị trí đất.
Trên đây là 4 yếu tố chính có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước hầm cầu cũng như quá trình xây dựng.
Những sai lầm khi xây dựng dẫn đến tắc hầm cầu
Việc tắc hầm cầu có thể diễn ra nhanh hơn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến những sai lầm khi xây dựng khiến quá trình này xảy ra sớm hơn theo định kỳ. Cụ thể:
- Khi xây dựng hầm cầu, thợ xây dựng không tuân thủ đúng theo quy trình và bản vẽ thiết kế có sẵn nên dẫn đến một số sai lầm. Điều này dẫn đến hầm cầu dễ bị tắc nghẽn, ùn ứ dù chỉ mới đưa vào sử dụng.
- Lắp các loại ống sai kỹ thuật dẫn đến các loại chất thải không thể di chuyển giữa các ngăn và đưa ra ngoài môi trường. Điều này khiến hầm cầu nhanh bị đầy dẫn đến chủ nhà phải sửa lại hầm cầu.
- Lắp đặt ống thoát khí không đúng cách dẫn đến mùi hôi của khí thải bốc lên ảnh hưởng đến môi trường sống. Ngoài ra, nhiều người còn không lắp ống thoát khí, khiến hầm cầu bị bí dẫn đến nổ hầm cầu.
- Để quá nhiều vữa rơi trong ống thải khiến tốc độ di chuyển của các chất thải bị chậm đi rất nhiều, gây ùn ứ, thậm chí là tắc ống.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kích thước hầm cầu 2 ngăn, 3 ngăn dành cho hộ gia đình. Hy vọng, qua bài viết, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ phần nào về kích thước hầm cầu nên sử dụng trong gia đình, qua đó có thể xây dựng cho gia đình mình một công trình hầm cầu phù hợp nhất, đảm bảo nhu cầu sử dụng.