Bể Phốt 3 Ngăn Tiêu Chuẩn: Bản Cad thiết kế, xây đạt tiêu chuẩn

Thiết kế bể phốt 3 ngăn cần đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật để quá trình sử dụng không xảy ra hỏng hóc. Trước khi tiến hành xây dựng bạn cần nắm rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và bản cad thiết kế hầm cầu 3 ngăn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin xoay quanh việc thiết kế bể phốt 3 ngăn.

bản cad thiết kế bể phốt 3 ngăn
Thiết kế bể phốt 3 ngăn phù hợp với hộ gia đình

Bản cad thiết kế hầm cầu 3 ngăn

Bản cad thiết kế hầm cầu được sử dụng để người thi công tiến hành dựa vào đó xây dựng. Bản cad cần đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, độ chính xác cao và thông số rõ ràng. bản vẽ sẽ miêu tả cụ thể mặt phẳng bê tông cốt thép khi xây dựng bể phốt. Dưới đây là một số bản cad tiêu biểu bạn có thể tham khảo.

Tải bản CAD (file .dwg) tại đây: Download file cad thiết kế hầm cầu

Mặt cắt A – A khi tiến hành xây dựng bể phốt
Mặt bằng bể và mặt bằng nắp hầm cầu
Mặt cắt B- B của bể chứa
Bản cad tấm đan T1 và T2 của hầm cầu
Tấm đan T3 của bể chứa

Thiết kế bể phốt 3 ngăn cần đảm bảo chính xác về mặt kỹ thuật. Bên cạnh đó, quá trình trên cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn trọng cao, tránh rò rỉ. Bạn cần thiết kế bản cad thật cẩn thận và chính xác thông số để quá trình xây dựng diễn ra dễ dàng, trơn trui. Hơn nữa, khi xây dựng đúng kỹ thuật và quy trình bạn sẽ kéo dài được thời gian sử dụng.

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn hay còn được gọi là hầm cầu 3 ngăn là loại hầm cầu được sử dụng phổ biến nhất tại các hộ gia đình. Loại bồn cầu này được ưa chuộng bởi kích thước lớn, có khả năng hạn chế tắc nghẽn tốt và phù hợp với diện tích của hộ dân cư. Bể phốt 3 ngăn thường được cấu tạo với 1 ngăn chứa, 1 ngăn lọc và 1 ngăn lắng. Cấu tạo cụ thể hầm cầu 3 ngăn như sau:

  • Ngăn chứa: Khi chất thải (phân, nước tiểu, giấy vệ sinh,..) được xả từ trên bồn cầu sẽ xuống trực tiếp ngăn này. Chất thải trên sẽ ở lại ngăn chứa. Các vi sinh vật tại ngăn chứa sẽ hỗ trợ phân hủy chất thải thành cặn. Với chất thải khó phân huỷ, chúng sẽ nằm tại ngăn này.
  • Ngăn lọc: Đây là ngăn tiếp theo chất thải được chuyển tới sau khi tiến hành lọc. Tại đây, những chất thải lơ lửng sẽ được tiến hành lọc sạch, phục vụ cho quá trình tiếp theo.
  • Ngăn lắng: Ngăn chứa chiếm ¼ thể tích toàn bể chứa. Chất thải khó phân huỷ sẽ tiếp tục được xử lý tại ngăn này. Tầng dưới của ngăn chứa sẽ có chất thải như tóc, nhựa,… Phần bên trên chứa nước trong, chuẩn bị cho quá trình thoát ra ngoài.

Thiết kế bể phốt 3 ngăn giúp chất thải được xử lý một cách triệt để, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cần tiến hành hút hầm cầu thường xuyên vì những chất thải được đưa ra ngoài đều đã được lọc và chất rắn khó phân huỷ ở lại. Điều này hạn chế tối đa hiện tượng hư hỏng hoặc tắc nghẽn đường ống trong bể phốt. Tổng diện tích của ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng lần lượt là ½, ¼, và ¼ tổng diện tích bể.

Cấu tạo chi tiết bể phốt 3 ngăn

Nguyên lý hoạt động bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn hoạt động với nguyên lý phân huỷ các cơ đồng thời hỗn hợp phân ban đầu sẽ giảm thể tích một cách tối đa. Nguyên lý hoạt động gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Sau khi xả nước, chất thải sẽ đi trực tiếp xuống ngăn chứa.Tại đây diễn ra quá trình lên men cặn, để chất thải lắng xuống đáy bể.
  • Bước 2: Chất thải lơ lửng tiếp tục chuyển qua phần ngăn lọc để tiến hành phân hủy.
  • Bước 3: Chất thải khó phân hủy được lọc tại đây. Phần nước sẽ được thoát ra ngoài.

Quá trình phân huỷ tại bể phốt 3 ngăn xảy ra nhờ vào các vi sinh vật luôn tồn tại trong bể và các loại khí đi kèm như H2S, CO2, NO2, CH4. Sau khi xử lý, chất thải được chia làm ba phần là phần bùn, phần nước và phần không phân hủy.

Phần bùn thường chìm dưới đáy bể do có thể tích nặng. Phần nước tồn tại trên lớp bùn. Bên cạnh đó, phần khó phân hủy bao gồm các loại chất xơ hoặc chất hữu cơ sẽ nổi trên mặt nước. Lắp đặt bể phốt cần tiến hành hút hầm cầu thường xuyên, tránh tình trạng ùn ứ lâu ngày, ảnh hưởng tới chất lượng hầm cầu.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Cách xây bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn

Hai cách xây dựng hầm cầu 3 ngăn được nhiều hộ gia đình áp dụng nhất hiện nay là xây bằng gạch hoặc xây bằng bê tông cốt thép được đúc nguyên khối. Dù lựa chọn xây dựng theo phương pháp nào, bạn cũng cần đảm bảo được các tiêu chuẩn về thiết kế và cấu tạo trong quá trình xây dựng. Cụ thể cách xây bể phốt 3 ngăn được nêu trong phần dưới đây.

Xây bể phốt 3 ngăn sử dụng gạch

Với ưu điểm tận dụng được nguyên liệu trong quá trình xây dựng, bể phốt 3 ngăn bằng gạch được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng. Nguyên vật liệu cần thiết để tiến hành xây dựng bể phốt 3 ngăn như sau:

  • Gạch đặc M75. Loại gạch này sở hữu độ bền B5 phù hợp trong xây dựng bể phốt.
  • Vữa xi măng cát vàng M75.

Cách xây bể phốt 3 ngăn bằng gạch đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng yêu cầu về độ dày 220m, cần xây bằng tường đôi nhằm đạt chuẩn kích thước hầm cầu. Bên cạnh đó, tay nghề xây của thợ cần đảm bảo mạch vữa no, dày, có độ đều nhau và miết kỹ càng. Sau một thời gian sử dụng, bể phốt thường có xu hướng bị nứt, việc xây chắc chắn và kĩ càng giúp mạch không bị hở và tránh rò rỉ nước.

Về xi măng, bạn nên sử dụng loại xi măng M75, thích hợp trong việc xây dựng bể phốt. Bên cạnh đó. Độ dày mặt trong và ngoài bể cần đảm bảo 20mm. Với 10mm lớp đầu tiến hành khía bay và 10mm lớp ngoài cần miết thật kỹ vữa. Cuối cùng, tiến hành chống thấm cho bể bằng xi măng nguyên chất, đảm bảo không rò rỉ.

Góc bể phốt cần trát truýt góc, hạn chế tình trạng thấm nước. Lưu ý mặt trong tường và đáy bể cần đặt lưới inox đi kèm thép chống nứt và hạn chế thấm. Độ dày của thép là 200mm. Thậm chí với địa điểm đặt bể phốt có mực nước ngầm cao, bạn có thể đổ thêm đất sét, hạn chế tình trạng nứt vỡ đáy bể, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.

Bạn nên sử dụng xi măng chuyên dụng cho việc xây bể phốt. Điều này giúp hầm cầu gia đình bạn có khả năng sử dụng trong thời gian dài, đảm bảo về độ bền bỉ. Tình trạng nứt vỡ được hạn chế trong quá trình sử dụng sau này. Ngoài ra, chi phí xây hầm cầu cũng được tối ưu.

Xây bể phốt 3 ngăn sử dụng gạch

Xây bể phốt 3 ngăn sử dụng bê tông cốt thép đúc nguyên khối

Với loại hầm cầu này, bạn hãy sử dụng bê tông cốt thép có mác 200. Đây là độ mác tiêu chuẩn giúp bể phốt có khả năng sử dụng bền bỉ, chống thấm cao. Khi lắp bể phốt sử dụng bê tông cốt thép nguyên khối bạn cần lưu ý tới các đầu nối đường ống. Vị trí nối nếu không được lắp cẩn thận và chắc chắn sẽ dẫn tới rò rỉ nước.

Ưu điểm của loại nguyên vật liệu này là hoàn toàn chống thấm nước. Khi thi công, bạn chỉ cần lưu ý tới các đầu ống nối.

Xây bể phốt 3 ngăn sử dụng bê tông cốt thép đúc nguyên khối

Bể phốt 3 ngăn bằng composite

Xây bể phốt bằng composite được coi là một phương pháp xây bể phốt mới. Bể có nguyên lý hoạt động tương tự với bể 3 ngăn, đảm bảo không rò rỉ, thấm nước. Bể được sản xuất bằng vật liệu composite tại nhà máy. Khi tới công trình, nhân viên sẽ tiến hành lắp ráp để tiến hành sử dụng.

Bể phốt 3 ngăn sử dụng vật liệu composite

Một số lưu ý khi tiến hành xây hầm cầu 3 ngăn

Khi thiết kế bể phốt 3 ngăn, bạn cần lưu ý kín khít và không để bất kỳ khe hở nào. Việc hạn chế được tình trạng ngấm nước hoặc rò rỉ, nứt bể giúp bạn không tốn thêm chi phí sửa chữa. Bên cạnh đảm bảo về kỹ thuật xây, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để hầm cầu sau khi xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, bền bỉ:

  • Giữa các ngăn cần đặt ống dẫn nước. Các ống này sẽ đặt so le nhau để quá trình lắng lọc xảy ra trơn tru.
  • Ống nước có chiều dài tối đa 12m.Bạn cần đặt ống nằm ngang với độ dốc vừa phải.
  • Với ống dẫn phân cần có đường kính tối thiểu 100mm. Ống cần có dạng chữ T, phù hợp khi lắp hầm cầu. ngoài ra, đầu trên cao hơn hẳn so với mặt nước, đầu dưới cách mặt nước 400mm. Khi đặt ống như vậy, bạn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng váng nổi trên mặt bể.
  • Giữa các ngăn, bạn nên sử dụng loại ống dẫn thông có kích thước 200mm*200mm. Ngoài ra, ống cần có hình dạng chữ L là phù hợp nhất.
  • Đáy bể bạn nên đặt tấm đan dày 150mm. Loại bê tông cốt thép phù hợp nhất là loại có mác 200.

Trên đây là một số lưu ý trong quá trình xây dựng bể phốt 3 ngăn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cần hút hầm cầu thường xuyên, đảm bảo không xảy ra tình trạng tắc nghẽn hay hầm cầu ứ đầy. Đi kèm với xây dựng, quá trình sử dụng cũng cần giữ gìn và đảm bảo để hầm cầu có thời gian sử dụng bền bỉ.

Lưu ý khi tiến hành xây hầm cầu 3 ngăn

Thiết kế bể phốt 3 ngăn cần đáp ứng theo chuẩn yêu cầu về kỹ thuật, cách xây dựng và nguyên vật liệu sử dụng để xây dựng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn nên tiến hành hút hầm cầu thường xuyên để hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vị trí đặt hầm cầu tốt nhất là ở dưới gầm cầu thang

Hầm Cầu Nên Đặt Ở Đâu? Những Vị Trí Cấm Kỵ Theo Phong Thuỷ

Vị trí hầm cầu nên đặt tại nơi hợp phong thủy đồng thời đảm bảo tiện lợi trong quá trình sử dụng. Hầm cầu đặt...

Hầm Cầu Bị Hôi: Nguyên nhân, 7 Cách xử lý hiệu quả sau 5 phút

Hầm cầu bị hôi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như hầm cầu đầy, tắc nghẽn, hoặc thiết kế sai kỹ thuật. Bạn cần...

Cách Kiểm Tra Xe Hút Hầm Cầu Tránh Phát Sinh Chi Phí

Cách kiểm tra xe hút hầm cầu vô cùng đơn giản nhưng lại giúp bạn tránh được việc bị lừa đảo bởi những đơn vị...

Bể Phốt 4 Ngăn Tự Hoại Có Ngăn Lọc (tư vấn từ A-Z)

Bể tự hoại 4 ngăn đang được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng bởi tính ưu việt và hiệu quả mà nó mang...

bể phốt đặt dưới phòng ngủ

Bể Phốt Đặt Dưới Phòng Ngủ Có Gây Ảnh Hưởng Xấu Không?

Bể phốt đặt dưới phòng ngủ hoặc phòng bếp có gây ảnh hưởng xấu tới hút hầm cầu và phong thủy. Tuy nhiên, hãy cứ...

Nhà ống đặt bể phốt ở đâu theo phong thủy

Nhà Ống Nên Đặt Bể Phốt Ở Đâu Tốt, Hợp Phong Thủy Nhất?

Theo quan niệm của người Việt Nam, gia chủ sẽ gặp những điều không may khi đặt bể phốt sai vị trí. Chính vì vậy...